Các hệ thống mã QR được phát minh vào năm 1994 bởi Denso Wave công ty con của Toyota. Mục đích của nó là để theo dõi xe trong sản xuất; nó được thiết kế để cho phép tốc độ cao quét thành phần.
Mặc dù ban đầu được sử dụng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe, mã QR đang được sử dụng trong một bối cảnh rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại và các ứng dụng tiện lợi theo định hướng nhằm vào điện thoại di động người sử dụng (gọi là gắn thẻ điện thoại di động). Và gần đây, QR Code của thời đại mà một marketer, một chủ doanh nghiệp hay đơn giản là một chủ nhân của chiếc smartphone không thể không hiểu rõ.
1.QR Code là gì ?
QR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh, Quick Response (phản ứng nhanh), trong khi đó, “barcode”- mã vạch là một khái niệm không mới mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên hàng hóa. Để thuận tiện cho việc sử dụng, chúng ta giữ nguyên cụm từ QR code tại Việt Nam. Đây là một ma trận mã vạch có thể được đọc bởi chức năng “QR barcode reader” thông thường được cài đặt sẵn trên smart phone. Các thông tin được mã hóa có thể bao gồm thông tin văn bản, URL… Việc ứng dụng QR Code vào marketing còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên nó đang ngày càng trở nên thông dụng và là xu thế mới của marketing trên thế giới. Vậy QR code thực sự khác gì so với mã vạch truyền thống ?
Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ. Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, QR code có lợi thế hơn do có thể đọc được cả hai chiều cả ngang và dọc và từ bất kỳ hướng nào mà không bị ảnh hưởng bởi chất liệu hay nền mà nó đang sử dụng.
QR Code và Barcode khác nhau như thế nào ?
QR Code được phát triển để có thể đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống. Với những dòng điện thoại smartphone, có thể tìm trên kho ứng dụng iTunes hay Android Market từ khóa "QR scanner" để tải ứng dụng quét QR Code.
2. Tại sao tôi cần biết về QR code?
Theo một điều tra gần nhất của KingFish Media, 1/3 số công ty tại Mĩ hiện có chiến lược marketing cho di dộng, và con số này sẽ tăng lên 73% trong vòng 12 tháng tới. Trong khi đó, số người sử dụng smartphone toàn cầu dự kiến sẽ chạm tới mốc 1,75 tỷ người trong năm nay. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Google công bố vào tháng 8/2013 vừa qua thì có hơn 17 triệu người Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), chiếm 20% dân số Việt Nam.. Con số này tất nhiên sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và quan trọng hơn cả, người dùng iPhone Việt Nam thích “chơi” hơn nhiều so với thế giới (theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen thì trung bình mỗi tháng 1 người dùng iPhone tải về 8 phần mềm/game, trong khi con số đó ở Việt Nam là 13) (Pcworld, 2011). Hơn nữa, với tình trạng các chương trình quảng cáo, pano áp phích hay website tràn ngập như hiện nay, muốn tạo ra sự khác biệt và thu hút người dùng, đồng thời tận dụng xu thế smartphone sẵn có, thì việc áp dụng QR code vào marketing chính là câu trả lời xác đáng. Đây thậm chí còn là một sở thích mới của người dùng smart phone (có tới 464,000 kết quả trên Google cho từ khóa “tạo QR code”), họ thích tạo ra QR Code của riêng mình, đơn giản như một cách để thể hiện cái tôi và kết nối bạn bè. Dần dần, ngày càng nhiều người dùng Việt Nam bắt đầu thói quen giơ “smartphone’ ra và scan.
3. Sử dụng QR Code như thế nào?
Hàng loạt các công ty trên thế giới hiện nay đã ứng dụng QR Code trong việc vừa khai thác thú vui “nghịch” smartphone của người dùng, vừa khơi gợi trí tò mò và kích thích khách hàng “hành động”. Ví dụ, The Xerox Rochester International Jazz Festival đã tạo ra riêng một website có cấu hình tương thích với di động để người dùng smartphone có thể truy cập bất kì lúc nào. Hơn thế, các áp phích quảng cáo với QR code kêu gọi người dùng scan mã, không những giúp khách hàng khỏi phải nhớ địa chỉ website dài dòng mà hơn thế, chẳng ai lại không tò mò và sẽ phải scan bằng được để xem QR code kia dẫn đến đâu.
Một ví dụ điển hình nữa là trong lĩnh vực bán lẻ. Đơn cử, với thói quen mua sắm hiện nay, người dùng thường tìm hiểu thông tin trước về model tivi họ định mua trên mạng trước khi thật sự ra cửa hàng để mua máy. Với các siêu thị cung cấp QR Codes, người mua sẽ không phải vất vả lên mạng nhiều lần và ghi lại thông tin trước khi đi mua. Đơn giản, chỉ cần scan “QR Code” được đính kèm tại bảng giá sản phẩm, người dùng sẽ được link ngay tới website của công ty hay diễn đàn có các đánh giá của người dùng về model tương ứng. Rất nhiều người sẽ bị kích thích bởi những biển quảng cáo như thế này
4. Thiết kế QR code có khó không?
Câu trả lời là không. Việc tạo ra các QR code hoàn toàn miễn phí và đơn giản. Bạn chỉ cần google là sẽ có hàng loạt kết quả hiện ra, và còn đơn giản hơn nếu bạn thông thạo một chút tiếng Anh. Một số trang web giúp tạo QR code miễn phí như: Kaywa QR Code, INVX hiện rất được ưa chuộng. Và cũng đừng nhầm tưởng rằng thiết kế của QR Code thật đơn điệu. Bạn hoàn toàn có thể chèn logo và màu sắc của thương hiệu mình vào QR Code để việc quảng cáo thêm hiệu quả. Sở dĩ bạn thường thấy QR Code có 2 màu đen và trắng vì QR code dễ đọc nhất khi bao gồm các màu tương phản. Chỉ cần đảm bảo yếu tố tương phản và không che khuất 3 góc vuông của QR Code, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thể hiện sức sáng tạo của mình (InterlinkOne, 2011).
Thử tưởng tượng khi người mua vào siêu thị, nếu bạn sắp xếp một mẫu QR Code lên trên bao bì sản phẩm đồ tươi sống mà nếu scan vào đó, người mua sẽ biết được hướng dẫn chế biến món ăn và các nguyên liệu cần mua. Và kết quả là bạn sẽ không chỉ làm gia tăng lượng tiêu thụ cho sản phẩm đồ tươi sống mà còn nhờ đó để bán được các sản phẩm tiêu dùng khác.
Vậy còn chần chờ gì nữa mà không tạo ngay một mã QR Code cho riêng mình để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng quảng cáo thời thượng này.